
Cùng theo dõi bài viết sau đây để có kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi tại nhà chuẩn từ A đến Z để giảm sưng, đau và bầm tím nhé.
Chăm sóc sau nâng mũi bằng cách chườm lạnh
Chườm lạnh là việc cần lưu ý đầu tiên sau bất kỳ phẫu thuật thẩm mỹ gì. Đây là phương pháp hỗ trợ cho quá trình lành thương của vùng vừa phẫu thuật được diễn ra nhanh chóng hơn.
Chườm lạnh làm co hệ mạch máu bị tổn thương (mao mạch, tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch) ở vị trí vừa phẫu thuật, từ đó giúp giảm chảy máu, giảm tụ máu,…
Ngoài ra việc chườm lạnh còn ức chế các mô bị tổn thương phóng thích những hoá chất trung gian (histamin, prostalandine, bradykinin, cytokin,…) gây ra các phản ứng viêm, sưng, đau nhức, dị ứng, ngứa, tụ dịch,… Nhờ đó, khách hàng sẽ giảm bớt cảm giác khó chịu sau phẫu thuật.
Cách chườm lạnh
Theo kinh nghiệm chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ, khách hàng nên chườm lạnh 5 – 10 phút rùi nghỉ 5 – 10 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần trong 48 – 72 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Các chuyên gia khuyến cáo chườm lạnh không chỉ vị trí vừa phẫu thuật mà luôn cả xung quanh vùng được phẫu thuật.
Nhiệt độ thích hợp để chườm lạnh vùng phẫu thuật thường từ 5 – 15 độ C (có thể chênh lệch trong khoảng 5 độ C). Mọi người có thể cho đá bi nhỏ vào túi nilon hoặc sử dụng những túi gel lạnh thường dùng trong y tế để chườm vùng phẫu thuật đều được.
- Chườm lạnh là mẹo giúp chăm sóc sau nâng mũi giảm sưng, đau và tránh tụ máu
Chườm ấm
Chườm ấm với mục đích làm tan máu bầm và giúp dịch viêm tích tụ ở vùng phẫu thuật nhanh được hấp thu và thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
Cơ chế của việc chườm ấm là làm giãn cơ và làm giãn hệ mạch máu vùng được phẫu thuật, việc này giúp cho sự lưu thông tuần hoàn của vùng tổn thương diễn ra thuận lợi hơn, từ đó máu bầm và dịch viêm tích tụ vùng phẫu thuật được hấp thu nhanh chóng.
Cách chườm ấm
Chườm ấm là cách làm tan máu bầm sau phẫu thuật khá tốt. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý nhiệt độ, vị trí và thời điểm chườm ấm để đảm bảo hiệu quả mang lại.
Thời điểm chườm ấm chỉ được thực hiện khi đã xác nhận hệ mạch máu bị tổn thương của vùng phẫu thuật không còn chảy máu. Nếu hệ mạch máu vẫn còn tổn thương thì chườm ấm sẽ khiến việc chảy máu tái diễn trở lại.
Thường thời điểm bắt đầu chườm ấm khi kích thước của vùng phẫu thuật đã ổn định và không còn sưng to hơn nữa. Theo kinh nghiệm, thời điểm này thường khoảng từ 5 – 7 ngày sau phẫu thuật nhưng có thể trễ hơn tuỳ theo diễn tiến lành thương.
Mọi người chỉ nên chườm ấm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 5 – 10 độ C nghĩa là chỉ khoảng 40 – 50 độ C (có thể chênh lệch trong khoảng 5 độ C). Cách làm cũng giống chườm lạnh, chườm ấm khoảng 5 – 10 phút rùi nghỉ 5 – 10 phút lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hết sưng bầm.
Mọi người có thể tận dụng các chai nhựa không còn dùng nữa để đựng nước ấm với nhiệt độ thích hợp hoặc sử dụng các túi gel y tế ngâm trong nước ấm để chườm. Vị trí chườm ấm thường là xung quanh vùng sưng bầm hơn là ngay trung tâm vùng sưng bầm.
Chăm sóc vệ sinh vết thương sau phẫu thuật
Việc vệ sinh và chăm sóc vết thương sau phẫu thuật luôn là điều bắt buộc giúp làm sạch sẽ vết thương, tránh tình trạng ứ đọng máu và dịch bầm trong khoang bóc tách. Vết thương được chăm sóc tốt sẽ hạn chế viêm nhiễm gây nhiễm trùng ngược dòng vô khoang bóc tách, tránh tình trạng sẹo xấu sau này,…
Việc chăm sóc vết thương có thể do khách khàng tự làm tại nhà, hoặc đến cơ sở y tế gần nhất. Phương pháp an toàn nhất là đến bác sĩ đã phẫu thuật để được tái khám và chăm sóc chuyên nghiệp. Tuỳ từng trường hợp cụ thể cũng như kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà có những cách vệ sinh vết thương khác nhau.
- Để đảm bảo an toàn khách hàng nên đến bác sĩ đã phẫu thuật để được tái khám và chăm sóc vết thương chuyên nghiệp
Sau phẫu thuật thẩm mỹ kiêng ăn uống gì?
Trong việc chăm sóc sau nâng mũi, chế độ ăn uống cũng cần chú ý để đảm bảo vết mổ nhanh lành và hạn chế biến chứng.
- Chất có cồn sẽ gây dãn mạch khiến cho vết thương dễ chảy máu, dễ tụ dịch. Ngoài ra, cồn còn gây ra các phản dị ứng kích thích hệ miễn dịch hoạt động quá mức có thể làm đào thải các vật liệu lạ đã đặt vào cơ thể.
- Thuốc lá và các chất gây nghiện làm suy giảm hệ miễn dịch, kéo dài quá trình viêm dễ dẫn đến bội nhiễm sau mổ.
- Các loại hải sản (cua, ghẹ, tôm, mực, cá ngừ,…) và đặc biệt là các loại mắm (mắm tôm, mắm lóc, mắm cá linh, mắm ruốc, mắm nêm, mắm cá cơm,…) tuy mang nhiều dinh dưỡng nhưng việc phân huỷ protein từ các loại thực phẩm này thường sẽ sinh ra các tiền chất histamin gây những phản ứng dị ứng. Sau phẫu thuật, nếu mọi người ăn nhiều thực phẩm này sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động quá mức, từ đó gây các phản ứng viêm và đào thải các vật liệu lạ đã đặt vào cơ thể.
- Các loại thịt đỏ (bò, dê, cừu,…) các loại rau củ giàu chất sắt (rau muống) thì lại khiến quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng nhưng cũng dễ dẫn đến các loại sẹo xấu.
- Thực phẩm có độ mặn cao thường sẽ gây giữ nước tụ dịch còn lại những thực phẩm như nếp, rau củ lên men cũng dễ gây viêm sưng, mưng mủ,…
Ngưng các thuốc gây dễ chảy máu, tụ dịch và khiến lâu lành thương
- Những thuốc kháng đông như aspirin, clopidogrel, heparin,…
- Những thuốc làm dãn mạch như nitrat, các thuốc điều trị tăng huyết áp,…
- Những thuốc làm giữ nước như steroid,…
- Những thuốc kích thích hệ thống mao mạch dưới da như thuốc bổ sung collagen.
- Những thuốc ức chế miễn dịch để điều trị các bệnh miễn dịch hệ thống và điều trị ung thư.
- Những thuốc dễ gây dị ứng như bactrim,…
Cuối cùng tuân thủ theo toa thuốc của phẫu thuật viên cũng là một yếu tố bắt buộc để kết quả phẫu thuật có thể tốt nhất.
- Tránh uống thuốc Aspirin sau nâng mũi vì có thể gây chảy máu
Tư thế của cơ thể sau phẫu thuật thẩm mỹ
Thông thường, tư thế của khách hàng sau phẫu thuật sẽ tuân theo chỉ định của phẫu thuật viên tùy theo từng loại phẫu thuật với từng thời điểm và thời gian cụ thể. Việc tuân thủ này bảo đảm sự cố định của vật liệu độn theo vị trí mong muốn của phẫu thuật viên và mức độ ổn định của vật liệu độn sau này, cũng như tình trạng lành của vết thương.
Ngoài ra cũng cần tránh các va chạm, các tác động lực mạnh lên vùng mới phẫu thuật trong thời gian ít nhất là 1 tháng đầu sau phẫu thuật vì dễ gây sưng viêm, tụ dịch trở lại, thậm chí là bung vết thương, cũng như gây di lệch các vật liệu độn.
Chế độ vận động
Chế độ vận động sau bất kỳ loại phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng rất được khách hàng quan tâm. Đa phần các phẫu thuật viên đều sẽ có những khuyến cáo riêng cho khách hàng với từng loại phẫu thuật cụ thể. Phần lớn phẫu thuật viên đều sẽ khuyên khách hàng vận động nhẹ nhàng, vừa phải, tránh các vận động mạnh và chỉ vận động những vùng không phẫu thuật trong thời gian đầu.
Những vùng được phẫu thuật nên hạn chế vận động trong khoảng 7 – 10 ngày sau phẫu thuật, thậm chí có thể trong cả tháng đầu tiên vì những nguy cơ như:
- Việc vận động sớm ở những vùng vừa phẫu thuật xong dẫn đến tình trạng co cơ, tăng tuần hoàn, dãn mạch máu, bung vết khâu, nhanh chảy máu, dễ tụ dịch,… làm cho quá trình lành thương diễn ra lâu hơn.
- Di lệch các vật liệu độn do lực co kéo của các cơ dưới da vùng đã phẫu thuật làm thay đổi vị trí các vật liệu độn.
- Gây sẹo xấu cho vết khâu thẩm mỹ do việc vận động quá mức tạo ra các lực co kéo làm giãn hay thậm chí là làm bung vết khâu.
- Tránh tập thể dục hoặc hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau nâng mũi
Sau khi thực hiện phẫu thuật, việc chăm sóc sau nâng mũi là vô cùng quan trọng. Do đó, mỗi khi thực hiện xong bất kì ca phẫu thuật tạo hình mũi, Dr.Hoàng luôn dành thời gian để hướng dẫn cho khách hàng những lưu ý trong việc chăm sóc sau nâng mũi. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhẹ nhàng và nhanh chóng có một chiếc mũi ưng ý.