
Da mũi mỏng có nâng mũi được không là câu hỏi của nhiều chị em vì lo sợ biến chứng lộ sống, bóng đỏ. Cùng tham khảo lời khuyên của Dr.Hoàng cho các trường hợp có da mũi mỏng đang có ý định nâng hoặc sửa mũi nhé!
Da mũi mỏng có nâng mũi được không?
Nhiều chị em khi đi nâng mũi được bác sĩ tư vấn có da mũi mỏng. Vậy làm sao biết da mũi dày hay mỏng? Về mặt cấu trúc, da người sẽ có 3 phần chính biểu bì, trung bì và hạ bì. Đối với có da mũi mỏng thì lớp biểu bì sẽ không dày và lớp hạ bì (mô mỡ) chứa ít chất béo hơn bình thường. Cách nhận biết da mũi mỏng là có thể nhìn thấy tĩnh mạch và mạch máu trên da bằng mắt thường.
Da mũi mỏng có thể bẩm sinh hoặc do nâng mũi trước đó quá cao, sửa mũi nhiều lần hoặc lão hóa da tự nhiên. Trong trường hợp này khách hàng vẫn có thể nâng mũi được và nên theo tư vấn của bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm. Điểm cần lưu ý là khi phẫu thuật, phần da mỏng manh rất khó để nâng đỡ quá cao, dễ có nguy cơ lộ sống. Khách hàng nên thực hiện tại cơ sở uy tín với bác sĩ có kinh nghiệm giúp đưa ra tư vấn phương pháp phù hợp.

Lời khuyên của bác sĩ đối với trường hợp da mũi mỏng
Một số lưu ý cho khách hàng có da mũi mỏng khi nâng để có chiếc mũi mới hoàn hảo.
Độ cao sống mũi
Độ cao sống mũi là điều bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra lời khuyên ngay từ đầu với khách hàng có da mũi mỏng. Bản chất của phương pháp nâng mũi là sử dụng vật liệu độn vào cấu trúc cơ, da vùng mũi để cải hiện độ cao sống mũi. Khi đó da vùng mũi sẽ phải căng ra, mũi càng cao, da càng phải căng nhiều từ đó làm tăng nguy cơ lộ sống. Vì vậy đừng vì đua trend cao tây mà lựa chọn dáng mũi không phù hợp và mất an toàn cho bản thân.

Vật liệu sử dụng
Đối với trường hợp khách hàng da mũi mỏng nên sử dụng các vật liệu an toàn và có độ tương thích cao với cơ thể. Để giảm nguy cơ lộ sống, có thể bọc thêm Megaderm hoặc cân cơ thái dương giúp tạo lớp đệm che kín sụn nâng mũi.
Ngoài ra, sụn tự thân là một trong những lựa chọn tốt cho trường hợp da mũi mỏng. Vật liệu tự thân ít gây kích ứng với cơ thể, theo thời gian bám vào cấu trúc mũi và phát triển như một phần của mũi.
Ngoài cân nhắc loại vật liệu và chất lượng thì kích thước sụn đặt vào cũng phải tính toán cẩn thận cho trường hợp da mũi mỏng để tránh mất cân đối và có thể dẫn tới tình trạng lộ sống, bóng đỏ mũi.
Nâng sửa mũi nhiều lần
Đối với những khách hàng nâng sửa mũi nhiều lần thì da bị căng giãn nhiều lần, kèm với đó là mức độ xơ sẹo và mất mô mềm dưới da càng cao, dẫn tới da mỏng và lộ chất liệu. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phải cân nhắc phương pháp và sử dụng thêm các vật liệu đệm để chống rút lõm mô dưới da, hạn chế lộ sống. Vì vậy, dù là nâng lần đầu hay sửa mũi thì nên cân nhắc và xin tư vấn từ những chuyên gia lâu năm trong mảng tạo hình mũi.

>>> Xem thêm: Sửa mũi lộ sống điển hình ở khách hàng trung niên
Dr.Hoàng luôn dành thời gian để trò chuyện, tư vấn với mỗi khách hàng để lựa chọn phương pháp nâng mũi, sửa mũi phù hợp với tình trạng và thẩm mỹ khuôn mặt của từng người.Đừng ngần ngại, hãy chia sẻ vấn đề và mong muốn của bạn với Dr.Hoàng qua fanpage Dr.Hoàng – Chuyên gia phục hình mũi co rút biến dạng hoặc hotline/zalo: 0855 753 338.