Giờ làm việc: 8:00 - 17:00 | T2 - CN
0858 943 338 dr.hoangthammy@gmail.com
sống mũi surgiform

Ngày nay, khi kĩ thuật phẫu thuật mũi phát triển cùng với sự cải tiến trong công nghệ chế tạo vật liệu tạo hình đã giúp cho các bác sĩ có nhiều sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng của mình. Vậy hiện nay chất liệu tạo hình mũi nào thường được các bác sĩ sử dụng ngoài chất liệu silicone dẻo truyền thống, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Chất liệu tạo hình mũi mới ngoài silicone dẻo

Trong lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ mũi, bên cạnh chất liệu silicone dẻo truyền thống thì trong khoảng hai thập niên đổ lại đây, chúng ta đã có thêm nhiều chất liệu khác để thay thế.

Ban đầu là các vật liệu như Gore-tex, silitex để thay thế cho silicone dẻo tạo hình phần sống mũi và đến ngày nay là surgiform (pureform), megaform, nanoform,… dần trở nên phổ biến.

Kèm theo sự phát triển của các phương pháp tạo hình mũi mới, làm can thiệp sâu hơn đến cấu trúc mũi, cho nên ngoài vật liệu tạo hình cho phần sống mũi thì các vật liệu tạo hình cho vùng vách ngăn, trụ mũi như supor, medpor, omnipore,… cũng được ra đời.

Thật sự chất liệu để sản xuất ra các vật liệu tạo hình mũi này đều là ePTFE. Vậy chúng ta hãy dành chúc thời gian để tìm hiểu về ePTFE.

Chất liệu ePTFE

ePTFE (expanded polytetrafluoroethylene) với các tên thương mại là Gore-Tex, megaform, surgiform (pureform), nanoform,…

Tiền thân của ePTFE là PTFE (polytetrafluoroethylene) một dạng polymer của ethylene (polyethylene) được sáng chế năm 1966 bởi John Cropper, New Zealand.

Năm 1969, Wilbert L.Gore, Robert Gore và cộng sự (Mỹ) đã nghiên cứu công nghệ kéo dãn PTFE  tạo ra ePTFE là một sản phẩm dai chắc xốp, cấu trúc dạng tổ ong có rất nhiều lỗ nhỏ li ti, có khả năng chống thấm nước và bay hơi nước. Công nghệ này được đăng ký bản quyền sáng chế vào năm 1976.

Năm 1978 sản phẩm được tung ra thị trường với tên thương mại Gore-Tex ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống (như vải sợi Teflon).

Ứng dụng của ePTFE trong y khoa và lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ

ePTFE được Soyer sử dụng trong lâm sàng lần đầu tiên năm 1972 để nối ghép mạch máu. Năm 1983 được tác giả Neel sử dụng trong tạo hình vùng mặt. Năm 1993 được FDA cho phép sử dụng trong tạo hình thẩm mỹ. Thường được sử dụng dưới 2 dạng: tấm lưới & khối rắn. Dạng tấm lưới có lỗ nhỏ hơn dạng khối và mềm hơn.

Trong giai đoạn đầu, tạo hình thẩm mỹ với chất liệu ePTFE đi đầu là Gore-tex thường chủ yếu sử dụng dạng khối rắn có thể đẽo, gọt, tạo hình.

Vật liệu làm sống mũi

Tấm màng Gore-Tex

Vật liệu sóng mũi Gortex
Vật liệu sóng mũi Gortex

Các phân tử PTFE được trùng phân và kéo dài thành các sợi có đường kính 5 – 10µm, và các sợi này được đan kết lại tạo thành dạng tổ ong với kích thước các lỗ 10 -30µm.

Với 9 tỉ lỗ nhỏ/inch vuông mà mỗi lỗ có kích thước nhỏ hơn 20.000 lần giọt nước và lớn hơn phân tử hơi nước 700 lần. Nhờ cấu trúc này mà nước không thấm vào được bên trong nhưng nước bên trong lại có thể bốc hơi dễ dàng.

Cũng chính vì cấu trúc tổ ong với các lỗ nhỏ li ti này mà các tế bào biểu mô liên kết của cơ thể có thể mọc chen chúc và bám dính vào bên trong khối Gore-tex. Do đó, sản phẩm này được dùng làm implant thay thế cho mô cơ thể bị khiếm khuyết.

Silitex

Vật liệu Silitex
Vật liệu sóng mũi Silitex

Trong giai đoạn đầu, tạo hình mũi bằng chất liệu ePTFE đi đầu là Gore-tex thường chủ yếu sử dụng dạng khối rắn có thể đẽo, gọt, tạo hình. Sau đó không lâu, các sản phẩm có hình dạng sống mũi giống với các thanh độn silicone truyền thống, với cấu tạo bên trong lõi là chất liệu silicone và bên ngoài được phủ 1 lớp màng ePTFE với tên gọi là silitex được ra đời.

Surgiform

Sóng mũi Surgiform
Sóng mũi Surgiform

Ngày nay, các thanh độn tạo hình cho vùng sống mũi với chất liệu toàn bộ là ePTFE được sản xuất với nhiều tên gọi khác nhau theo các hãng sản xuất (như surgiform, megaform,…). Các thanh độn surgiform với nhiều hình dáng và kích thước cụ thể để phù hợp cho mọi dáng mũi mong muốn của phẫu thuật viên và khách hàng.

Đặc điểm sóng mũi Surgiform

  • Ít bị vôi hóa hơn silicone.
  • Có thể nắn chỉnh định dạng sau khi đặt.
  • Không hình thành bao xơ (capsule) như silicone dẻo do mô lân cận mọc vào và dính liền với implant nên ít bị vặn xoắn, ít di động hơn và khó lấy ra khi cần.
  • Tuy nhiên với những mũi đã làm (sóng silicone) đã hình thành bao xơ cũ thì khi phẫu thuật lại khó lấy hết bao xơ cũ nên khi thay vật liệu ePTFE sẽ khó mọc mô lân cận vào để dính liền với implant.
  • Hiệu quả thẩm mỹ kém ổn định hơn silicone.
  • Nguy cơ viêm và nhiễm trùng cao hơn vật liệu khác.

Sụn vách ngăn nhân tạo bằng ePTFE

Medpor

Vật liệu Medpor
Vật liệu sụn vách ngăn Medpor

Medpor là 1 trong những vật liệu thay thế sụn vách ngăn mũi đầu tiên được sản xuất. Trong khoảng 2 thập niên trở lại đây tại nước ta, với phong trào tạo hình mũi cấu trúc phát triển thì chất liệu tạo hình thay thế cho sụn vách ngăn ngày càng được quan tâm.

Medpor (Porex) chế phẩm của ePTFE có nhiều lỗ nhỏ dạng tổ ong với kích thước các lỗ lớn hơn của Gore-tex.

Do Paul O’Keeffe  sáng chế năm 1999 và hãng Porex Surgical sản xuất với tên thương mại Medpor. Kích thước lỗ của Medpor lớn 100-250µm cho phép không chỉ mô mềm mà cả mô sụn xương có thể mọc vào bám dính. Sau Medpor thì các sản phẩm tương tự của những hãng sản xuất khác cũng ra đời với nhiều tên gọi như Plastipor, Supor, Omnipore,…

Tóm lại

Ngày nay, ePTFE tồn tại dưới 2 dạng Medpor và Surgiform (Gore-Tex) là 2 chất liệu nâng mũi phổ biến nhất ở Mỹ. Hai chất liệu này có đặc tính về độ cứng khác nhau. Trong đó, Surgiform (Gore-Tex) tương đối an toàn và mềm hơn Medpor nên được sử dụng nhiều hơn.

Trong tạo hình thẩm mỹ mũi thì Surgiform (Gore-tex) chỉ dùng tạo hình sống mũi còn Medpor có thể dùng làm sống mũi và vách ngăn/trụ mũi. Tỉ lệ nhiễm trùng của Gore-Tex là 5%, Medpor là 19%. Theo Thomas Romo với 300 ca trong 9 năm thì tỉ lệ nhiễm trùng là khoảng 4%.

Dr.Hoàng – Chuyên phục hình mũi co rút biến dạng, phẫu thuật sửa chửa mũi hỏng, chuyên điều trị các biến chứng sau nâng mũi.

Kết nối FANPAGE

Bản tin

Subscribe to our Newsletter right now to be updated. We promice not to spam!