Giờ làm việc: 8:00 - 17:00 | T2 - CN
0858 943 338 dr.hoangthammy@gmail.com
tháo sụn mũi

Tháo sụn mũi (rút sống) là một trong những thủ thuật bắt buộc khi gặp các biến chứng sau nâng mũi. Vậy trường hợp nào thì nên rút vật liệu, ảnh hưởng sau khi tháo sụn và cách chăm sóc như thế nào cùng tìm hiểu ngay nhé.

Tháo sụn mũi – khi nào nên thực hiện

Có nhiều người sau nâng mũi vì các nguyên nhân khác nhau phải tháo bỏ vật liệu cấy ghép. Thời gian tháo sụn sau nâng cũng tùy trường hợp, có người sau nâng mũi vài ngày nhưng cũng có người lại đến hàng chục năm.

Mũi bị lệch vẹo

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng lệch vẹo mà bác sĩ sẽ quyết định việc có rút sụn hay không.

Lệch sống mũi

Trường hợp sống mũi bị lệch nhẹ sau nâng mũi do kĩ thuật đặt sai hoặc va chạm sau nâng thì bác sĩ chỉ cần nắn hoặc phẫu thuật chỉnh lại sống mũi và nẹp cố định.

Nhưng nếu mũi bị lệch vẹo trong thời gian dài trên 6 tháng và có thể kèm theo các vấn đề khác như bóng đỏ, viêm nhiễm,… thì nên rút vật liệu.

Tháo sụn và chỉnh sửa mũi lệch vẹo
Hình ảnh khách hàng chỉnh sửa mũi lệch vẹo tại Dr.Hoàng

Mũi lệch vẹo do kích thước sụn quá to gây lệch vách ngăn

Khoảng 95-99% người Việt Nam đều có vẹo vách ngăn sinh lý tùy mức độ nhẹ đến nặng. Nếu khi sống mũi to quá mức có thể chèn ép gây biến dạng vách ngăn và cao đồ vách ngăn, cũng như các cấu trúc sụn của vùng đầu mũi, cánh mũi.

Nhưng có rút sống thì cao đồ của vách ngăn hay các cấu trúc sụn đầu mũi, cánh mũi cũng không thể về bình thường.

Trong trường hợp này bác sĩ sẽ xử lý như thế nào?

Các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ rút sống và sau đó thực hiện tái cấu trúc khung sụn của mũi (mũi cấu trúc). Mục đích là để tái tạo lại cao đồ của vách ngăn, sụn đầu mũi, cánh mũi và tạo hình thêm vách ngăn cho thẳng. Ngoài ra đặt lại thanh sống nhỏ hơn cho phù hợp sinh lý và tính thẩm mỹ hài hoà của mũi trên gương mặt.

Lộ chất liệu do mỏng da mũi

Do sai kỹ thuật

Khi da mũi mỏng mà sử dụng phương pháp hoặc vật liệu nâng mũi kích thước không phù hợp khiến da phải giãn căng quá mức để bao bọc sụn. Tình trạng này kéo dài khiến da bị bào mỏng, gây lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi.

Trong trường hợp nặng và để thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nặng gây hoại tử da. Khi đó, khách hàng cần thăm khám sớm để cân nhắc việc tháo sụn.

Do tuổi tác

Ngoài nguyên nhân do kỹ thuật, chuyên môn bác sĩ thì lộ chất liệu sống mũi còn  do quá trình lão hoá, tiến triển khiến tổ chức cấu tạo của da và mô dưới da (bao gồm: collagen, elastin,…) bị thoái hoá, tiêu biến, teo mỏng,… Khi đó da và mô đệm dưới da bị mỏng đi dẫn tới lộ chất liệu tạo hình mũi.

Trong trường hợp này thì cũng không nhất thiết rút sống mũi. Phương án là bao phủ sống mũi bằng các vật liệu như mạc cân cơ thái dương, mạc cân cơ đùi, mạc cân cơ ngực lớn, megaderm, tutoplast, trung bì mỡ, cân cơ sau tai,…

Mũi bị viêm nhiễm, mưng mủ

Khi có dấu hiệu sưng, đau nhức gây khó chịu, chảy dịch sau 1 tuần không đỡ thì khách hàng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn, làm sạch khoang mũi. Đợi 3 – 6 tháng khi tình trạng mũi ổn định mới có thể phẫu thuật lại.

Dị ứng vật liệu nâng mũi

Đây là tình trạng xảy ra do cơ địa, bắt buộc bác sĩ phải chỉ định tháo sụn mũi ngay. Tỷ lệ dị ứng với sụn cấy ghép thường gặp nhiều ở vật liệu nhân tạo. Khi đặt sụn vào trong mũi, cơ thể hình thành phản ứng viêm để đào thải vật liệu.

Dấu hiệu dị ứng vật liệu nâng mũi thường gặp là sưng nề kéo dài, bóng đỏ, căng tức và chảy dịch viêm. Trong trường hợp này, khách hàng cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tháo sụn mũi do dị ứng vật liệu nâng mũi
Khi khách hàng bị dị ứng vật liệu nâng mũi thì bắt buộc phải tháo sụn

Tháo sụn mũi do không hài hòa với khuôn mặt

Có một số khách hàng sau khi phẫu thuật xong không hài lòng với dáng mũi mới và muốn tháo sụn ra. Đây không phải là trường hợp bắt buộc phải tháo sụn mà chỉ là theo mong muốn chủ quan của khách hàng.

Lời khuyên cho tất cả khách hàng  trước khi nâng mũi cần tìm hiểu và trao đổi trước với bác sĩ để được tư vấn dáng mũi phù hợp với tình trạng và khuôn mặt của bản thân.

Có một số khách hàng muốn nâng mũi quá cao nhưng tình trạng mũi không đảm bảo thì không nên bất chấp làm vì có thể dẫn đến biến chứng lộ sống, mỏng da, thậm chí thủng đầu mũi.

Là một bác sĩ được đào tạo chuyên khoa tai mũi họng nên Dr.Hoàng nắm rõ cấu trúc vùng mũi. Do đó, đa số khách hàng sẽ được bác tư vấn dáng mũi cao tự nhiên, phù hợp với khuôn mặt và duy trì dáng mũi ổn định.

Phẫu thuật tháo sụn mũi có đau không?

Một số khách hàng sau khi nâng mũi xong vì một lý do nào đó phải tháo sụn thì thường rất phân vân phẫu thuật này có đau và phức tạp hay không?

Thực tế để tháo sụn mũi bác sĩ sẽ thực hiện một tiểu phẫu nhỏ để lấy chất liệu ra và thường gây đau nhói nhẹ lúc tiêm thuốc tê hoặc mê. Mức độ phức tạp của phẫu thuật tháo sụn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Tình trạng mũi của khách hàng (có méo lệch hoặc nhiễm trùng,..).
  • Phương pháp nâng mũi trước đó khách hàng đã làm.
  • Vật liệu sử dụng.
tháo sụn mũi có đau không
Tháo sụn mũi là tiểu phẫu nên thường không gây đau

Tháo sụn mũi có bị co rút không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng quan tâm sau khi thực hiện phẫu thuật tháo sụn. Tùy thuộc vào tình trạng mũi hiện tại, nguyên nhân và phương pháp nâng mũi trước đó mà bác sĩ sẽ tư vấn hợp lý.

Nếu khách hàng đã nâng mũi thường, mũi bọc sụn và không bị viêm nhiễm thì rút sụn ít có nguy cơ mũi co rút hoặc biến dạng đầu mũi. Tuy nhiên, nếu trước đó sử dụng các phương pháp can thiệp nhiều vào cấu trúc mũi thì dễ gặp phải tình trạng co rút sau nâng.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới kết quả sau khi tháo sụn. Để biết thêm chi tiết khách hàng có thể xin tư vấn trực tiếp của bác sĩ hoặc xem bài sau.

>>> Xem thêm: Tháo sụn mũi có trở lại bình thường không?

Chăm sóc sau khi tháo sụn mũi

Tháo sụn mũi bao lâu thì hết sưng

Như đã chia sẻ thì tháo sụn mũi là tiểu phẫu nhỏ mà bác sĩ chỉ cần lấy phần chất liệu ra nên ít gây sưng, đau. Tầm khoảng 5 – 7 ngày là mũi khách hàng đã trở lại bình thường, nếu có sưng tụ dịch thì khoảng 2 – 3 tuần là tối đa.

Sau khi tháo sụn, khách hàng cũng cần giữ vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối để quá trình lành thương diễn ra bình thường.

Tháo sụn mũi cần kiêng gì?

Sau khi tháo sụn mũi thì khách hàng không cần kiêng quá nhiều như sau nâng. Chỉ cần chú ý hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây sẹo như rau muống, thịt bò,… Ngoài ra đối với những trường hợp khách hàng tháo sụn mũi do biến chứng nhiễm trùng thì nên ăn vừa phải các thực phẩm dễ gây viêm, tụ dịch hoặc đồ uống kích thích.

Dr.Hoàng luôn dành thời gian để trò chuyện, tư vấn với mỗi khách hàng để lựa chọn phương pháp nâng mũi, sửa mũi phù hợp với tình trạng và thẩm mỹ khuôn mặt của từng người.

Đừng ngần ngại, hãy chia sẻ vấn đề và mong muốn của bạn với Dr.Hoàng qua fanpage Dr.Hoàng – Chuyên gia phục hình mũi co rút biến dạng hoặc hotline/zalo: 0855 753 338.

Dr.Hoàng – Chuyên phục hình mũi co rút biến dạng, phẫu thuật sửa chửa mũi hỏng, chuyên điều trị các biến chứng sau nâng mũi.

Kết nối FANPAGE

Bản tin

Subscribe to our Newsletter right now to be updated. We promice not to spam!