Quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi ngoài việc tự chăm sóc tại nhà, bạn có thể phải cần hỗ trợ của bác sĩ. Vậy việc chăm sóc mũi sau nâng càng tốt sẽ mang lại kết quả hài lòng cho khách hàng.
Chăm sóc mũi sau nâng bằng băng ép/nẹp cố định
Với bất kỳ phẫu thuật đặt implant/độn vật liệu (nâng mũi, nâng ngực, độn mông, độn cằm, độn thái dương, độn rãnh mũi má,…) các phẫu thuật viên đều thực hiện băng ép hoặc nẹp cố định với 2 mục đích:
- Tránh chảy máu, tụ máu, tụ dịch khoang bóc tách.
- Tránh di lệch vật liệu khỏi vị trí mong muốn của phẫu thuật viên.
Tuỳ theo từng phẫu thuật viên mà kỹ thuật, vị trí băng/nẹp, thời gian băng/nẹp và thay băng/nẹp,… sẽ khác nhau. Thường thì thời gian băng/nẹp tối thiểu là 7 – 10 ngày nhưng có thể cũng sẽ lâu hơn nếu cần.
- Thời gian băng/nẹp tối thiểu là 7 – 10 ngày nhưng có thể cũng sẽ lâu hơn nếu cần
Đặt dẫn lưu và hút dịch viêm với máu bầm sau phẫu thuật
Sau bất kỳ phẫu thuật thẩm mỹ nào thì lượng máu bầm và dịch viêm tích tụ, ứ đọng trong khoang bóc tách là không thể tránh khỏi, dù chúng ta có dùng bất cứ biện pháp nào để phòng ngừa thì điều đó luôn xảy ra.
Dịch viêm và máu bầm có thể dẫn đến các tình trạng xấu cho kết quả phẫu thuật như huyết khối (hematoma), nhiễm trùng, phản ứng viêm quá mức, hình thành mô xơ dưới da hoặc thay đổi sắc tố trên da kéo dài hàng tháng đến hàng năm sau phẫu thuật,…
Bên cạnh chườm lạnh, chườm ấm, băng ép, nẹp cố định,… thì việc giảm dịch và máu bầm trong khoang phẫu thuật bằng các biện pháp cơ học như đặt dẫn lưu, hút dịch viêm tại chỗ là biện pháp được đặt ra hàng đầu.
- Hút dịch taị chỗ là biện pháp giúp giảm viêm và nhiễm trùng
Tuỳ theo kinh nghiệm từng phẫu thuật viên mà dây dẫn lưu có được sử dụng không hay chỉ cần đến hút dịch bằng bơm tiêm y tế. Cũng tuỳ theo diễn tiến từng trường hợp mà dây dẫn lưu được đặt trong thời gian dài hay ngắn và số lần hút dịch nhiều hay ít:
- Thông thường thì dây dẫn lưu được tháo trong 24 – 48 giờ sau phẫu thuật, nhưng cũng có khi được đặt trên 72 giờ nếu lượng dịch ra nhiều hoặc tiên lượng xấu.
- Với phẫu thuật nâng mũi không đặt ống dẫn lưu thì thường các phẫu thuật viên sẽ có ít nhất 1 lần tái khám và hút máu bầm và dịch tụ trong những ngày đầu sau phẫu thuật (có thể sau 24 giờ sau phẫu thuật, cũng có thể 72 giờ sau phẫu thuật, hoặc sau 5 – 7 ngày sau phẫu thuật), có trường hợp chỉ cần hút dịch 1 lần nhưng cũng có trường hợp phải hút dịch nhiều lần.
Tuân thủ thời gian tái khám sau phẫu thuật
Thời gian tái khám sau phẫu thuật luôn sẽ được phẫu thuật viên hướng dẫn cụ thể cho từng khách hàng một các hợp lý và tối ưu nhất:
- Thường thời điểm tái khám để vệ sinh và hút dịch lần đầu sau 3 – 7 ngày hoặc sớm hơn.
- Thời gian cắt chỉ từ 5 – 10 ngày thậm chí là 14 ngày hoặc trễ hơn tuỳ loại phẫu thuật.
- Sau 1 tháng luôn cần tái khám lại để xem xét sự tiến triển và ổn định của phẫu thuật.
- Kế tiếp 3 đến 6 tháng và 1 năm là những thời điểm tốt để đánh giá kết quả sau cùng.
- Tuân thủ thời gian tái khám là một trong các yếu tố đưa đến thành công sau phẫu thuật nâng mũi
Trong những thời gian tái khám này, phẫu thuật viên có thể đưa ra những phương pháp bổ sung để can thiệp thêm nhằm đưa tới kết quả tốt nhất cho khách hàng. Tuân thủ thời gian tái khám do phẫu thuật viên đưa ra cũng là một trong các yếu tố để đưa đến thành công cuối cùng của phẫu thuật viên lẫn khách hàng.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, việc chăm sóc sau nâng mũi là vô cùng quan trọng. Do đó, mỗi khi thực hiện xong bất kì ca phẫu thuật tạo hình mũi, Dr.Hoàng luôn dành thời gian để hướng dẫn cho khách hàng những lưu ý trong việc chăm sóc sau nâng mũi. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhẹ nhàng và nhanh chóng có một chiếc mũi ưng ý.