
Nẹp mũi là dụng cụ nhỏ bằng nhựa, kim loại, nẹp bột hoặc silicone dùng để ổn định mũi sau khi phẫu thuật tạo hình mũi. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp nẹp mũi sau khi nâng trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu về phương pháp nẹp mũi sau khi nâng?
Sau phẫu thuật vùng mũi, kích thước và hình dạng của mũi, lỗ mũi, vách ngăn sẽ có sự thay đổi. Lúc này, nẹp mũi giúp duy trì hình dạng và kích thước mới cho đến khi các mô mỏng manh lành lại. Nẹp mũi cũng có tác dụng bảo vệ mũi, phòng ngừa các va chạm trong quá trình hồi phục.
Nẹp mũi bên trong được đưa vào 2 lỗ mũi, thường là vật liệu cố định vách ngăn: mecrocell, bicrocell, gạc meche mũi (thường thay sau 48-72 giờ). Loại nẹp này có hình dạng ống hơi cong bắt đầu từ lỗ mũi và kéo dài một đoạn ngắn vào khoang mũi.
Nẹp mũi bên ngoài có thể bằng nhựa, kim loại, nẹp bột (bột nẹp gãy xương) và được ôm sát dáng mũi. Loại nẹp này có dạng hình thang, đầu hẹp hơn được đặt ngang qua sống mũi trên để đầu rộng hơn có thể che phần dưới của mũi. Nẹp mũi ngoài được giữ cố định bằng băng keo y tế, các loại băng dính chống dị ứng và có độ an toàn cho làn da.
Các thanh nẹp mũi do bác sĩ cung cấp và nẹp cố định liền sau phẫu thuật. Theo kinh nghiệm, bác sĩ sẽ lựa chọn thanh nẹp mũi có kích thước vừa vặn và cố định ở vị trí cần thiết cho đến khi dáng mũi đã ổn định.
Quy trình thực hiện nẹp mũi như thế nào?
Nẹp mũi bên trong
Với những phẫu thuật có yêu cầu nẹp mũi bên trong, bác sĩ sẽ cấy một nẹp vào bên trong mỗi lỗ mũi và khâu cố định lại. Sau phẫu thuật từ vài ngày cho đến một tuần, bác sĩ sẽ cắt chỉ và tháo nẹp.
Nẹp mũi bên ngoài
Nâng mũi là một trong những thủ thuật phổ biến nhất cần nẹp mũi bên ngoài. Sau phẫu thuật, mũi được băng bó và nẹp bên ngoài để cố định dáng mũi. Một miếng băng dán bổ sung được dán trên thanh nẹp và quấn xung quanh đầu mũi để cố định thanh nẹp không bị rơi đi. Các thanh nẹp bên ngoài được gỡ ra khi tháo băng.
Nẹp mũi sau khi nâng có thể gặp vấn đề gì?
- Nẹp mũi bị lỏng hoặc rơi ra ngoài sau khi hắt hơi hay va chạm trong vòng 48 – 72 giờ sau khi phẫu thuật.
- Ngứa vùng được nẹp.
- Chảy máu quá nhiều hoặc bị sốt sau khi phẫu thuật mũi.
- Chất nhầy tích tụ trong mũi có thể gây khó thở.
Khi gặp một trong những vấn đề này, mọi người nên hỏi trực tiếp bác sĩ phẫu thuật để được hướng dẫn cách xử lý hợp lý hoặc nhanh chóng đến cơ sở y tế nếu cần thiết.
Một số người có thể cảm thấy không thoải mái và lo sợ lỗ mũi rộng hơn khi đặt các nẹp mũi bên trong để cầm máu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ tạm thời và sẽ được cải thiện sau khi tháo nẹp. Bạn có thể yên tâm là dáng mũi sẽ vào form và ổn định vài ngày sau đó.
Nẹp mũi sau khi nâng là một phần quan trọng của chăm sóc hậu phẫu đối với hầu hết các ca phẫu thuật liên quan đến mũi. Dù nẹp mũi bên trong hay bên ngoài có thể tạo ra cảm giác không thoải mái nhưng rất hữu ích trong việc đảm bảo kết quả tích cực sau phẫu thuật.
Điều quan trọng nhất là lựa chọn một bác sĩ phẫu thuật có thể chẩn đoán và điều trị các vấn đề bệnh lý về mũi vừa cải thiện tính thẩm mỹ cho dáng mũi hay gương mặt của bạn. Dr.Hoàng được đào tạo bài bản về tạo hình thẩm mỹ và có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về nâng mũi sẽ là một địa chỉ tin cậy cho các quý khách hàng.